C/O 3 bên như thế nào là hợp lệ?
CO form E 3 bên như thế nào là hợp lệ?
Nhận thấy rất nhiều bạn còn mắc về C/O form E 3 bên, 2 bên tại China giống mình ngày xưa. GOLDTRANS LOGISTICS chuyên làm hàng nhập khẩu từ China về, cũng được 9 năm với rất nhiều các nhóm hàng.
Tuy nhiên vẫn thấy rất nhiều bạn đăng bài hỏi về C/O form E 3 bên và hỏi xem C/O của mình có phải là ủy quyền không, có được chấp nhận không? Nay xin phép chia sẻ cho anh/chị/bạn/em thế nào là C/O form E 3 bên và căn cứ vào quy định nào.
1. Các văn bản và công văn liên quan C/O form E 3 bên:
- Mặt sau form E theo thông tư 12/2019/TT-BCT
- Điều 23 Phụ lục II Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công thương (trước khi TT 12/2019/TT_BCT)
- Công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương
- Công văn 3361/HQHCM-GSQL ngày 18/09/2014 của Bộ Công Thương
- Công văn 113/XNK-XXHH ngày 04/03/2014 của bộ công thương
- Công văn 1424/GSQL-TH ngày 29/10/2014 của bộ Công Thương
2. Mẫu CO form E 3 bên hợp lệ
– Công ty A là công ty xuất khẩu: công ty bán hàng (Seller) ở Hongkong, Mỹ…
– Công ty B: người gửi hàng (Shipper) ở China kiêm Exporter ô số 1 form E
– Công ty C là nhà nhập khẩu tại Việt Nam.
Công ty C mua hàng của công ty A và giao hàng từ China.
Hồ sơ đúng như sau:
1. Invoice, Packing List, Hợp đồng (Sales Contract) được ký kết giữa công ty C và công ty A. Trên hợp đồng và Invoice, có thể thể hiện Shipper: Công ty B.
2. Số Invoice và ngày Invoice phải thể hiện trên ô số 10 của form E.
3. Ô số 1 của Bill có thể là công ty A hoặc Công ty B. Nếu ô số 1 trên BL thể hiện công ty B, muốn show chi tiết hơn, có thể show thêm công ty A ở Notify Party trên Bill.
4. Trên ô số 7 của Form E thể hiện: The Third party: Công ty A
5. Tích vào ô số 13 “Third Party Invoicing”
6. Trên tờ khai: Người Xuất khẩu là công ty A và người Nhập khẩu là công ty C.
3. Các trường hợp phát sinh khi làm C/O form E
Trường hợp cả 2 công ty người bán hàng (Seller hay Exporter) A và người gửi hàng và làm form E (Shipper) B đều ở China.
Xảy ra 2 trường hợp:
a. Trường hợp 1: C/O FORM E hợp lệ và được chấp nhận hưởng ưu đãi thuế đặc biệt khi và chỉ khi có các nội dung như bên trên thì có các điểm cần lưu ý:
Nhà xuất khẩu, người bán hàng là: Công ty A tại China
Nhà sản xuất (Manufacturer): Công ty B tại China
Người mua hàng là: Công ty C tại Việt Nam
1. Invoice, Packing List, hợp đồng được ký kết giữa công ty C và công ty A.
2. Số Invoice và ngày Invoice phải thể hiện trên ô số 10 của FORM E.
3. Ô số 1 của CO form E show A. Shipper trên Bill show công ty A.
4. Trên ô số 7
Không thể hiện hay thể hiện chữ: “Manufacturer: Công ty B” đều được
5. Ô số 13 không tích “Third party Invoicing”
6. Trên tờ khai thể hiện công ty xuất khẩu là A và công ty nhập khẩu là C.
Đây là mua bán thương mại bình thường, cơ bản khi 1 bên trading mua của 1 nhà sản xuất rồi trực tiếp xuất khẩu. CO hoàn toàn hợp lệ và được chấp nhận.
b. Trường hợp 2: C/O FORM E 3 bên bị nghi ngờ là “Ủy quyền”
1. Công ty C ký hợp đồng với công ty A (nhà máy sản xuất, người xuất khẩu Seller). Tiền vẫn được C gửi chuyển cho A.
2. Invoice, Packing List đều được issue bởi công ty A là Seller
3. Tại ô số 1 của FORM E thể hiện người xuất khẩu (Exporter) là công ty B.
4. Ô số 7 thể hiện (hoặc không thể hiện): Manufacturer: Công ty A
Như vậy chứng từ thể hiện công ty C mua trực tiếp từ nhà sản xuất, xuất khẩu là công ty A, nhưng người đứng trên ô số 1 FORM E lại thể hiện là công ty B.
Trường hợp này cơ quan Hải quan nghi ngờ đây là C/O FORM E ủy quyền và C/O FORM E không được chấp nhận. Tham khảo công văn 113 và công văn 1424 bên trên.
Tuy nhiên, với trường hợp 2 bên China, doanh nghiệp cần đọc kỹ thêm Thông tư 12/2019/TT-BCT update về vấn đề này. Trong trường hợp doanh nghiệp có kiến nghị, có thể cơ quan hải quan sẽ yêu cầu giải trình mối quan hệ A/B hoặc đi xác minh.
Các bạn Forwarder lưu ý để tư vấn cho khách cho chính xác, tránh mất tiền oan như mình. Để có được kinh nghiệm này, mình đã phải trả giá bằng tiền và rất nhiều tiền rồi. c.
Việc check các loại C/O là vô cùng quan trọng, đây chỉ là 1 phần của C/O thôi, còn các tiêu chí khác như ngày tàu chạy, ngày issue C/O trước hay sau 3 ngày tàu chạy, hay ở mục số 8 C/O phải thể hiện bao nhiêu %, RVC bao nhiêu.,,,, còn rất nhiều kiến thức khác nữa.
Chúc anh/chị/em Forwarder thành công!
Địa chỉ ĐKKD và VP tại Hà Nội: Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Đường Trần Hữu Dực, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Địa chỉ VP tại Hải Phòng: Tầng 5, tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Hải Phòng, Việt Nam
Địa chỉ VP tại Đà Nẵng: Tầng 5, tòa nhà Trọng Thức, 630 Ngô Quyền, Sơn Trà, Đà Nẵng
Địa chỉ VP tại Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM
Điện thoại: +84. 243 200 8555
Website: www.goldtrans.com.vn | dichvuhaiquan.com.vn
Email: duc@goldtrans.com.vn
Hotline: Mr Hà 0985774289