Skip to main content

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 15/2017/NĐ-CP

| admin

Tiếp tục hướng dẫn thực hiện Nghị định 15 về an toàn thực phẩm

(HQ Online)-Để kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho DN và hải quan địa phương trong thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý an toàn thực phẩm, Tổng cục Hải quan tiếp tục có văn bản hướng dẫn bổ sung năm nội dung liên quan đến thực hiện nghị định này.

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: Thanh Nga.

Thứ nhất, về Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, cục hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn DN thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2 công văn 1267/TCHQ-GSQL (công văn hướng dẫn thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP). Người khai hải quan chỉ phải nộp lần đầu bản chụp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (bản sao có xác nhận của DN) khi làm thủ tục hải quan tại chi cục hải quan. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục NK lập cơ sở dữ liệu để theo dõi, kiểm tra đối chiếu, không yêu cầu người khai hải quan phải nộp cho các lần NK tiếp theo; đồng thời gửi một bản scan về Tổng cục Hải quan để tổng hợp xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ phân luồng, kiểm tra hải quan.

Thứ hai, về áp dụng Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Tổng cục Hải quan cho biết: Trường hợp sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm còn giá trị hiệu lực thì được áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm khi NK theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Việc nộp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm thực hiện như đối với Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

Đối với sản phẩm rượu NK, theo quy định tại Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh rượu thì rượu NK phải được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) trước khi NK. Việc DN nộp bản tự công bố sản phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì được chấp nhận để làm thủ tục NK theo quy định tại Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP.

Thứ ba, về cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm NK, theo quy định tại các Điều 15, 18, 19, 37, 38, 39 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công Thương có trách nhiệm giao hoặc chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm NK đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Tuy nhiên, hiện nay cơ quan Hải quan chỉ nhận được danh sách các cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm NK do Bộ Y tế chỉ định. Do vậy, trong khi chờ các bộ công bố danh sách các cơ quan được giao hoặc chỉ định thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm NK theo quy định, cơ quan Hải quan căn cứ Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt/không đạt yêu cầu NK do các cơ quan đã được các bộ quản lý chuyên ngành chỉ định theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP để quyết định thông quan hàng hóa.

Thứ tư, về đối tượng phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, trong khi chờ các bộ ban hành Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ quan Hải quan tiếp tục căn cứ các Danh mục đã được các bộ, ngành ban hành theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP để giải quyết thủ tục hải quan theo quy định; đối với các mặt hàng không thuộc Danh mục ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì không yêu cầu phải kiểm tra an toàn thực phẩm.

Trường hợp DN NK thuộc các Danh mục sản phẩm, hàng hóa tại Phụ lục II, III, IV Nghị định 15/2018/NĐ-CP nhưng chưa được chi tiết tại các Danh mục đã được các bộ ngành công bố thì cơ quan Hải quan căn cứ Danh mục hàng hóa XK, NK theo Thông tư 65/2017/TT-BTC để áp mã số HS va áp dụng chính sách quản lý theo quy định.

Thứ năm, về các chứng từ phải nộp theo phương thức kiểm tra giảm, tại các Điều 16, 18, 19 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định phương thức kiểm tra giảm áp dụng tối đa 5% trên tổng số lô hàng NK trong vòng 1 năm do cơ quan Hải quan lựa chọn ngẫu nhiên và thực hiện kiểm tra hồ sơ. Để có cơ sở thực hiện phân luồng kiểm tra hồ sơ theo tỉ lệ tối đa 5% theo quy định tại Điều 19, các đơn vị hải quan địa phương chỉ yêu cầu người khai hải quan nộp lần đầu các chứng từ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 18 (bản sao có xác nhận của ND) khi làm thủ tục NK tại chi cục. Chi cục Hải quan lập cơ sở dữ liệu để theo dõi, kiểm tra đối chiếu, không yêu cầu người khai hải quan phải nộp cho các lần NK tiếp theo, đồng thời gửi một bản scan về Tổng cục Hải quan để tổng hợp xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ việc phân luồng, kiểm tra hải quan.

Nguồn: http://www.baohaiquan.vn/Pages/Tiep-tuc-huong-dan-thuc-hien-Nghi-dinh-15-ve-an-toan-thuc-pham.aspx 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận