DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?
DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?
Bạn là nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu đang quan tâm đến vấn đề dán nhãn năng lượng và có nhiều câu hỏi cần giải đáp, chẳng hạn như:
- Dán nhãn năng lượng là gì? Vì sao cần phải thực hiện? Quy trình và thủ tục cụ thể như thế nào?
- Những mặt hàng nào phải làm? Có ngoại lệ nào không?
- Thủ tục dán nhãn năng lượng tại Việt Nam có gì khác biệt và cần lưu ý những gì?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực này, GOLDTRANS đã hỗ trợ thủ tục dán nhãn năng lượng cho các tập đoàn lớn như HITACHI, OPPLE, MPE, ABB,… cùng hàng trăm doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và các đơn vị logistics. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng liên quan đến quy trình như sau:
ĐỊNH NGHĨA ĐƠN GIẢN:
Dán nhãn năng lượng là quá trình gắn nhãn (tem) lên thiết bị hoặc sản phẩm để cung cấp thông tin về mức độ tiết kiệm năng lượng của sản phẩm đó.
Nhãn năng lượng có hai loại:
- Nhãn xác nhận: Dạng hình tam giác, xác nhận sản phẩm đạt mức hiệu suất năng lượng theo tiêu chuẩn.
- Nhãn so sánh: Dạng hình chữ nhật, cho phép người tiêu dùng so sánh mức độ tiết kiệm năng lượng của các sản phẩm cùng loại.
Sản phẩm nào cần dán nhãn xác nhận hoặc nhãn so sánh sẽ được quy định cụ thể trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho từng nhóm hàng hóa. Nếu trong TCVN chỉ quy định mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và mức cao, sản phẩm sẽ chỉ được dán nhãn xác nhận. Nếu có các cấp hiệu suất từ 1-5, sản phẩm sẽ dán nhãn so sánh theo mức hiệu suất tương ứng.
Ví dụ: Phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của nồi cơm điện ghi nhận mức hiệu suất ở cấp 3, sản phẩm sẽ được dán nhãn năng lượng so sánh cấp 3 (3 sao).
Vậy là lại “đẻ” thêm 1 số thuật ngữ mới …..
- Danh mục dán nhãn năng lượng bắt buộc: Một số mặt hàng phải dán nhãn theo quy định của pháp luật.
- Thử nghiệm hiệu suất năng lượng là gì?: Đây là bước trong thủ tục dán nhãn. Bạn phải mang mẫu sản phẩm đến trung tâm thử nghiệm do Bộ Công Thương chỉ định để kiểm tra hiệu suất. Kết quả sẽ xác định sản phẩm có đạt tiêu chuẩn nhập khẩu không.
NHỮNG MẶT HÀNG PHẢI DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
Không phải tất cả các mặt hàng đều phải dán nhãn năng lượng. Danh mục và lộ trình thực hiện được quy định trong Quyết định 04/2017/QĐ-Ttg.
Không phải loại hàng nào nằm trong danh mục này cũng phải dán nhãn, vì mỗi mặt hàng có TCVN riêng. Nếu loại hàng của bạn không thuộc phạm vi áp dụng của TCVN, thì không cần thử nghiệm hiệu suất và dán nhãn.
DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG Ở ĐÂU?
Trước khi trả lời câu hỏi này bạn nên đọc thông tư 36/2016/BTC nhé!!!
Theo Thông tư 36/2016/TT-BTC, việc dán nhãn năng lượng là trách nhiệm của doanh nghiệp, tự in và dán nhãn sau khi hoàn thành các thủ tục.
Khách hàng của GOLDTRANS thường xin thêm công văn xác nhận công bố từ Bộ Công Thương :
Để làm gì?
- Trên công văn xác nhận của Bộ công thương có mã công bố, bạn đưa mã đó vào mẫu nhãn để quản lý và phục vụ cho hậu kiểm
- Dùng công văn xác nhận này để thông quan cho nhưng lô hàng sau này (theo nội dung CV 5010 dưới đây)
- Công văn chỉ phải xin lại khi có thay đổi về TCVN
Bạn có thể nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Vụ Tiết Kiệm Năng Lượng – Bộ Công Thương, 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Nộp hồ sơ trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công của Bộ Công Thương.
- Sử dụng dịch vụ của GOLDTRANS, mọi công việc sẽ được chúng tôi thực hiện từ A đến Z.
THỦ TỤC ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU:
Trường hợp nhập khẩu lần đầu:
- Bước 1: Làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản.
- Bước 2: Đưa mẫu sản phẩm đến phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng.
- Bước 3: Nộp kết quả thử nghiệm cho hải quan để thông quan.
- Bước 4: Làm hồ sơ xin xác nhận công bố từ Bộ Công Thương.
- Bước 5: In nhãn và dán lên sản phẩm.
Trường hợp nhập khẩu lần sau:
- Nộp kết quả thử nghiệm còn hạn trong vòng 6 tháng cho hải quan để thông quan.
- Nếu quá 6 tháng, nộp công văn xác nhận công bố từ Bộ Công Thương.
- Không cần công bố lại, chỉ cần in nhãn theo công bố trước đó.
HỒ SƠ CÔNG GỒM NHỮNG GÌ?:
Điều kiện tiên quyết: Có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy công bố cho thiết bị sử dụng năng lượng.
- Kết quả thử nghiệm do tổ chức được chỉ định cấp.
- Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm đáp ứng đủ điều kiện (nếu thử nghiệm ở nước ngoài).
- Mẫu nhãn dự kiến.
GOLDTRANS sẽ hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để bạn chỉ cần ký và chuyển lại cho chúng tôi nộp.
THỜI GIAN HOÀN TẤT THỦ TỤC
GOLDTRANS tự tin hoàn tất trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng được đem về kho bảo quản.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Danh mục hàng phải dán nhãn năng lượng
- Dịch vụ dán nhãn năng lượng
- Thủ tục dán nhãn năng lượng hàng nhập khẩu
- Thông tư 36/2016/TT-BTC
- Dán nhãn năng lượng motor
- Dán nhãn năng lượng tủ lạnh
- Dán nhãn năng lượng máy biến áp
- Dán nhãn năng lượng máy điều hòa không khí
Để được tư vấn ngay, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Địa chỉ ĐKKD và VP tại Hà Nội: Tầng 4, tòa nhà Iris, 30 Trần Hữu Dực, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ VP tại Hải Phòng: Tầng 5, tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Hải Phòng, Việt Nam
Địa chỉ VP tại Đà Nẵng: Tầng 5, tòa nhà Trọng Thức, 630 Ngô Quyền, Đà Nẵng
Địa chỉ VP tại Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM
Điện thoại: +84. 243 200 8555
Website: www.goldtrans.com.vn | dichvuhaiquan.com.vn
Email: duc@goldtrans.com.vn
Hotline: Mr. Đức 086 777 6886 – Mr. Hà 098 577 4289